Đối với một thiết kế lớn như ô tô, hệ thống bên trong muốn vận hành cần có nhiều nguồn tài nguyên khác nhau. Ta có thể kể đến những nguồn tài nguyên như: điện, xăng, dầu, khí và dung dịch khác. Trong đó nếu xăng, dầu đóng vai trò vận hành động cơ thì điện giúp vận hành những chi tiết khác. Điện giúp cho hệ thống đèn pha, gạt nước, trang bị công nghệ nội thất cùng các tính năng an toàn hoạt động.
Do nhu cầu lớn về điện năng tiêu thụ nên ngoài những bình ắc quy tích hợp sẵn thì máy phát điện trong ô tô cũng không thể thiếu. Nguồn điện được cung cấp từ những hệ thống máy này thường là điện một chiều DC. Nó phù hợp cho nhiều thiết bị điện khác nhau trong thiết kế ô tô cũng như thiết bị cá nhân. Do đó máy phát điện ô tô còn được dùng để cung cấp nguồn cho các cổng sạc định dạng USB trong xe.
Thông qua những tính năng và nhiệm vụ đảm đương của chiếc máy này mà bạn có thể thấy vai trò to lớn của nó. Một chiếc máy phát điện tốt sẽ đảm bảo cho cả hệ thống bên trong một chiếc ô tô được toàn diện. Phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng điện của ô tô cũng như của người dùng bên trong xe.
Máy phát điện ô tô hoạt động trong, trước và cả sau khi chiếc ô tô của bạn lăn bánh. Đây là điều cần thiết vì ngoài hệ thống điện nội thất, ngoại thất thì một số bộ phận cũng dùng điện. Đa số các máy phát điện cho xe sẽ có những bộ phận chính sau:
Cấu tạo máy phát điện xe ô tô
Trong đó Bộ tiết chế vi mạch sẽ được dùng để đảm bảo dòng được nạp vào bình ắc quy đúng điện áp quy định. Bộ chỉnh lưu sẽ đóng vai trò biến dòng điện sinh ra từ máy phát từ xoay chiều AC sang một chiều DC. Nếu không thì các thiết bị điện, trang bị công nghệ bên trong và ngoài xe sẽ không thể hoạt động được.
Rotor sẽ là bộ phận giúp tạo ra từ trường dạng xoay khi chuyển động bên trong Stator. Chổi than sẽ có nhiệm vụ mang điện vào trong Rotor để bộ phận này xoay tròn và tạo ra dòng điện như mong muốn. Stator sẽ có trách nhiệm tạo ra điện thế xoay chiều 3 pha nhờ vào sự chuyển động của Rotor. Các bộ phận còn lại giúp đảm bảo cho dòng điện sinh ra ổn định và an toàn khi sử dụng.
Mỗi thiết kế máy phát điện lại vận hành theo một nguyên lý khác nhau, có nhiều cách để tạo ra dòng điện. Đối với máy phát điện thì chủ yếu hoạt động dựa trên sự hoạt động song song với động cơ. Do là một bộ phận giúp cung cấp điện nên bên trong chiếc máy phát điện này sẽ có những cuộn dây đồng và nam châm.
Điện áp sinh ra từ máy phát tùy thuộc vào bộ phận chỉnh tiết chế. Đảm bảo phù hợp với các thiết bị điện có trên xe cũng như nhu cầu sử dụng của người dùng. Điện áp sinh ra lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào độ lớn của những cuộn dây đồng và từ tính sinh ra từ các nam châm.
Bộ phận này của ô tô có thiết kế không quá phức tạp để người dùng có thể hiểu. Chỉ cần nắm được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy. Bạn có thể dễ dàng bắt được bệnh của những thiết kế máy phát điện này. Cụ thể bạn cần trang bị cho mình một bộ đồng hồ đo điện đa năng và làm theo các chỉ dẫn sau:
Tuy là một bộ phận có thiết kế không máy phức tạp, tuy nhiên vẫn có nhiều lỗi xảy ra với máy phát. Những chịu chứng mà bộ phận này của xe thường thể hiện là:
Từ những phân tích trên có thể thấy được máy phát điện trên ô tô có vai trò vô cùng lớn. Nó mang đến cho người dùng sự tiện lợi khi sử dụng xe cùng như đảm bảo tuổi thọ của các thiết bị điện. Do đó bạn cần lưu ý kiểm tra cả bộ phận này khi đem xe của mình đi bảo trì. Chúc bạn có được sản phẩm máy phát như mong muốn của mình, xin chào và hẹn gặp lại trong các sản phẩm tiếp theo!
Hotline: 0985.845.040 or 088.681.4567
Đ/c 1: Số 82 Ngõ 651 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Email: luc010787@gmail.com
Website: https://phutungotomienbac.vn